ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN THỜI MẠC

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN THỜI MẠC TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ – XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI

GS TSKH Phan Đăng Nhật

   Bảng giá trị dân tộc căn bản là bảng giá trị dân gian. Cái nói lên bản sắc dân tộc là văn hoá dân gian. Và người Việt Nam, trên đường đi tìm căn cước của chính  mình thì bắt buộc trở về với  dân gian, phải “tắm nhân dân”.   (Trần Quốc Vượng

Tính chuyên chế của Nhà nước phong kiến được phản ánh vào chính sách đối  với văn nghệ dân gian. (Đinh Gia Khánh)

Gánh con trong đôi thúng

Voi lồng

Xiếc chồng người

Voi cày ruộng

Kết luận

1.Như đã trình bày ở trên, VHDG thời Mạc khác với VHDG thời trước và sau đó, (Lê sơ và Lê Trịnh) là phát triển sôi động, phong phú về thể loại, và về số lượng của từng thể loại; có tính cải cách cao, thoát khỏi sự nặng nề gò bó trước và sau đó; phản ảnh và đề cao hiện thực đầy ắp cuộc sống của dân chúng. Những nét đặc sắc trên đây được xây dựng trên cơ sở một đời sống kinh tế cởi mở, mọi thành phần đều được coi trong, một đời sổng tư tưởng, tinh thần thoáng đảng, không kỳ thị tôn giáo tín ngưỡng.

2.Với những đặc điểm và ưu điểm trên, VHDG thời Mạc cơ bản khác với trước đó, và sau đó, tạo nên một thời kỳ riêng. Hơn nữa, không những chỉ có VHDG mà các măt khác như văn học, mỹ thuật, tư tưởng, tôn giáo và nói rộng ra kinh tế, xã hội,…đều có những mặt khác biệt. Với những đặc sắc trên, và với thời gian duy trì hơn một thế kỷ rưỡi, nhà Mạc cần thiết và xứng đáng được nghiên cứu, và sắp xếp như môt thời kỳ lịch sử riêng, không phải là cái đuôi của thời Lê sơ. Đồng thời, luận điểm cho rằng nhà Mạc không có gì thay đổi so với Lê sơ cũng cần xem xét lại.

3.Với những ưu điểm trên, tuy nhiên,  nhà Mạc cuối cùng vẫn thất bại nặng nề, do nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân cơ bản và bao trùm thuộc về thực trạng của lịch sử dân tộc đương thời. Đó  là  xu hướng của nhà Mạc “tư hữu hoá triêt để, hình thành giai cấp thương nhân, đại diện cho sự tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển” chưa đủ mạnh để chiến thắng “xu hướng quan liêu bảo thủ”(Đỗ Đức Hùng).

Cùng chiều hướng suy nghĩ như trên, GS Trần Quốc Vượng nêu một giả định: “Tôi cho rằng, nếu nhà Mạc tiếp tục tồn tại và phát triển, Việt Nam đã có một cuộc cải cách giống như thời kỳ Minh Trị của Nhật bản, nhưng từ rất sớm. Dương Kinh chính là sự thể hiện tư tưởng hướng ngoại của nhà Mạc.”

Đây mới là giả định lịch sử, mà đã là giả định thì cần có vô vàn sự kiện kèm theo mới trở thành hiện thực.

Leave Comments

0918048350
0918048350