VĂN BIA VÀ LỊCH SỬ THỜI MẠC

VĂN BIA VÀ LỊCH SỬ THỜI MẠC

DINH-KHAC Thuan

Đặc điểm văn bia thời Mạc

– Tư liệu văn bia góp phần nghiên cứu lịch sử thời Mạc 

Đặc điểm văn bia thời Mạc

Văn bia thời Mạc: được khắc trong thời kỳ nhà Mạc trị vì (1527-1592) mang niên hiệu nhà Mạc.

Ngoài ra còn một số văn bia mang niên hiệu nhà Lê được khắc trong thời kỳ nhà Mạc này.

nNăm 1996 công bố 146 bia.

Nay sưu tập 165 văn bia, 3 minh chuông, 10 minh văn trên đồ gốm, cùng một số ảnh minh họa thác bản văn bia thời Mạc và ảnh tượng thờ thời Mạc

Minh Đức 3 bia, Đại chính 12 bia, Quảng Hòa 9 bia, Cảnh Lịch 2 bia, Quang Bảo 11 bia, Thuần Phúc 14 bia, Sùng Khang 23 bia, Diên Thành 35 bia, Đoan Thái 25 bia, Hưng Trị 22 bia và Hồng Ninh 6 bia. Ngoài ra có 3 bia mang niên hiệu Quang Hưng thời Lê.

Minh Đức 3 bia, Đại chính 12 bia, Quảng Hòa 9 bia, Cảnh Lịch 2 bia, Quang Bảo 11 bia, Thuần Phúc 14 bia, Sùng Khang 23 bia, Diên Thành 35 bia, Đoan Thái 25 bia, Hưng Trị 22 bia và Hồng Ninh 6 bia. Ngoài ra có 3 bia mang niên hiệu Quang Hưng thời Lê.

Hình thức và trang trí trên bia Mạc

Trán bia: đề tài mặt nguyệt hay mặt trời, đề tài rồng chầu mặt nguyệt, nghĩa là hai bên mặt nguyệt là hai hình rồng chầu. Hai hình rồng này đôi khi được thay bằng hình phượng, hoặc bằng bông hoa, hay một áng mây.

Văn bia góp phần nghiên cứu lịch sử thời Mạc

Một vài cải chính về niên biểu nhà Mạc:

Thuần Phúc Nhâm Tuất – Bính Dần 1562 -1566; Ất Sửu – Mậu Thìn 1565 -1568

Sùng Khang Bính Dần -Đinh Sửu 1566 -1577; Mậu Thìn -Mậu Dần 1568 -1578

Đoan Thái Bính Tuất -Đinh Hợi 1586 -1587; Ất Dậu – Đinh Hợi 1585 -1587

Hưng Trị Mậu Tí -Canh Dần 1588 -1590; Mậu Tí – Tân Mão 1588 -1591

Chùa Phật

Các thành viên của Hoàng tộc nhà Mạc tham gia xây dựng và tu sửa hàng loạt ngôi chùa ở Dương Kinh, quê hương và đất phát tích của nhà Mạc.

Thái hoàng Thái hậu họ Vũ, Hoàng Thái hậu họ Bùi, Khiêm vương Mạc Kính Điển, Ứng vương Mạc Đôn Nhượng, Thái bảo Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn và Phúc Thành Thái trưởng công chúa,…

Phần lớn chùa thời Mạc được xây dựng, tu bổ có sự tham gia công đức của các thành viên trong hoàng tộc và quan lại trong triều. Tuy vậy đây vẫn là chùa làng, do dân làng trông nom hương khói và lo liệu tu bổ, xây dựng.

Về Phật điện thời Mạc

Tượng Tam thế, Quan âm, Phật Thích ca màu ni, cùng các thị tòng, Kim cương, Hộ Pháp

Ngọc hoàng và hai thị hầu là Nam tào, Bắc đẩu,

tượng Hậu,

Hình tượng chim gắn trên đầu tượng, ngoài trên tượng Mạc Đăng Dung này ra, có thể là sớm nhất hiện biết, còn gặp trên một số pho tượng khác, thuộc thế kỷ XVII, XVIII, trong đó tiêu biểu là chim hai đầu trên tượng gỗ Tam Thế chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Thực ra, đây là hình tượng Thần điểu – chim Thần, có tiếng hót trong trẻo giảng về Pháp vi diệu, ai nghe thấy có thể tức thời mà lĩnh hội Phật pháp.

Hình tượng chim gắn trên đầu tượng này có thể lí giải rằng: Mạc Đăng Dung là người quy Phật.

Có thể chủ ý nhằm che mắt sự phá hủy thù địch.

Quán Đạo

Văn bia thời Mạc ở chùa Phúc Giao (Thái Bình) ghi việc tạo tượng, bao gồm cả tượng ở chùa Phật và tượng ở quán đạo: “Năm Nhâm Tí (1552) tạo 2 pho tượng Thích già, Kim thân, tu bổ hai pho Nam tào, Bắc đẩu, cùng Thánh phụ, Thánh mẫu, Diệu âm, Diệu nhan, Kim đồng, Ngọc nữ, tất cả là 10 pho. Vào năm Giáp Dần (1554) lại làm 2 pho Hộ pháp.

Hệ thống tượng thờ quán đạo này hiện còn bảo lưu nguyện vẹn trong điện thờ quán Hội Linh, tức chùa Sổ.

Như đạo Phật, Đạo giáo được khôi phục trong thời kì này, nhưng dần dần pha trộn bởi các hoạt động tín ngưỡng khác, nhất là với Phật giáo. Do đó phần lớn các ngôi quán đạo này về sau trở thành chùa Phật, đổi gọi từ quán sang chùa như quán Hưng Thánh thành chùa Mui, quán Hội Linh thành chùa Sổ,.. Quán Đế Thích (Hưng Yên) thành chùa Đế Thích kêt từ đầu thế kỷ XVII, như tên chuông quán này được đúc vào niên hiệu Hoằng Định đầu thế kỷ XVII, ghi là Đế Thích tự chung (Chuông chùa Đế Thích).  

Ngôi đình, trung tâm làng

Về chức năng đình làng

Bài văn bia đình Mão Điền (Bắc Ninh) 1586, ghi “đình giả dân sở an định dã 亭者民所安定也“, nghĩa là “đình là nơi yên định của dân”, hay “là nơi mà nhờ đó dân được yên định”.

Tên gọi: Nghênh Phúc, Đại Đoan, Văn Thịnh, Hoà Lạc, Hoà Mục, Thọ Khang, Nhân Thọ, Tăng Phúc, đình Thưởng Xuân

Đình làng xuất hiện từ thế kỉ XV, cùng với tín ngưỡng Thành hoàng  ngày càng phổ biến nơi làng xã. Tuy nhiên việc thờ cúng Thành hoàng ở ngôi đình thế kỉ XV, XVI, thì chưa có. Đồng thời nó chưa hoàn toàn có đủ hai chức năng là tôn giáo và thực thi quyền lực như thường gặp ở mọi ngôi đình sau này mà nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định. Tuy vậy, ngôi đình ở thời kì này cũng là nơi làm lễ cầu phúc, tổ chức hội làng và cũng là nơi sinh hoạt của quan viên, hương lão, sắc mục trong làng

Sưu tập văn bia thời Mạc này là nguồn tư liệu không thể thiếu được khi nghiên cứu về nhà Mạc và xã hội thời Mạc.

Đây là những trang sử đá khá tin cậy và phong phú mà phần giới thiệu này chỉ điểm ra đôi điều.

Bản thảo công trình đã hoàn chỉnh, gồm Lời giới thiệu, Phần khảo cứu và giới thiệu nội dung văn bia, sau cùng là Phụ lục, gồm các bảng tra cứu, ảnh minh họa, niên biểu thời Mạc đối chiếu với thời Minh (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

Leave Comments

0918048350
0918048350