HỘI ĐỒNG MẠC TỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LƯỢC SỬ
THÁI TỔ NHÂN MINH CAO HOÀNG ĐẾ MẠC ĐĂNG DUNG
- Ngày sinh, ngày băng hà và dòng họ
1/ Sinh giờ Ngọ, ngày 23-11 năm Quỹ Mão (1483). Băng hà ngày 22-8 năm Tân Sửu (1541).
2/ Quê quán ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kim Môn, trấn Hải Dương. Nay là xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
3/ Thuộc dòng dõi Mạc Hiển Tích, danh nhân đời Lý Nhân Tông (1072-1127). Em là Mạc Kiến Quan. Hai anh em đều đỗ Trạng Nguyên và là đại thần triều Lý. Quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Mặc Đăng Dung là cháu 7 đời của Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272-1346).
- Quá trình lập nghiệp
1/ Gốc tích gia đình từ văn nho, có Thủy tổ là danh nhân đời Lý: Mạc Hiển Tích và Viễn tổ Mạc Đĩnh Chi (1272-1346) nhà ngoại giao và nho học nổi tiếng, từng giữ ngôi tể tướng 3 triều vua nhà Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông).
2/ Biến cố lịch sử làm cho gia đình trở thành người lao động nghèo khó nên phải làm nghề chài lưới trên sông để kiếm sống nuôi gia đình.
3/ Với sức khỏe cường tráng và ý chí tự lập hơn người, năm 1508, Mạc Đăng Dung đã trúng tuyển kỳ thi quốc gia đô lực sĩ và sung vào cấm vệ binh bảo vệ vua. Năm 1521 được mang tước Vương: An Hưng vương. Trong bối cảnh xã hội suy thoái nhanh, xã hội đại bất ổn, nhân dân trông chờ một thời cơ mới. Thời cơ mới theo dân mong đợi đã đến: 15-6 năm Đinh Hợi (1527), vua Cung Đế Lê Cung Hoàng ban lệnh thiết triều, tuyên chiếu nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung. Chiếu nhường ngôi có đoạn viết:
“… Từ cuối đời Hồng Thuận gặp lúc Quốc Gia nhiều nạn. Trịnh Trung lập kẻ nghịch lên ngôi, lòng người lìa tan, trời cũng không giúp, lúc ấy thiên hạ đã không phải của nhà Lê vậy. Ta Cung Đế bạc đức nối ngôi không thể gánh nổi, mệnh trời và lòng người hướng về người có đức. Vậy nay Thái sư An Hưng Vương Mạc Đăng Dung là người tri đức, tư chất thông minh, đa tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp bốn phương đều phục, bên trong trị nước, thiên hạ yên vui, công đức rất lớn lao, trời người đều qui phục, nay theo lẽ trời, lòng người mong đợi nên phải nhường ngôi…”.
Mạc Đăng Dung lên ngôi vua, lập ra vương triều Mạc. Ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi lấy niên hiệu là MINH ĐỨC (1527-1529), Sau đó truyền ngôi vua cho con là Mạc Đăng Doanh, tự xưng là Thái Thượng Hoàng.
III. Tính chất truyền thống Mạc tộc:
“ Long động văn chương quang nhật nguyệt.
Cổ Trai đế nghiệp tráng sơn hà”.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 10 năm 2017
Người biên soạn
GS MẠC ĐƯỜNG